BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP IN CHUYỂN NHIỆT VÀ IN LƯỚI
Xin chào các độc giả đang quan tâm đến giải pháp tối ưu trong lĩnh vực in chuyển nhiệt. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vén bức màn kì thú đằng sau 2 phương pháp in ấn hình ảnh, hoa văn, họa tiết được ứng dụng nhiều nhất trên trị trường.
Hiện nay, phương pháp in chuyển nhiệt và in lưới đang phổ biến trong ngành may mặc, thời trang. Bên cạnh đó 2 phương pháp này đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Trong bài viết sau đây sẽ giúp quý khách so sánh ưu điểm và nhược điểm của in chuyển nhiệt và in lưới trên áo thun.
I) PHƯƠNG PHÁP IN CHUYÊN CHUYỂN NHIỆT
In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt là phương pháp in phổ biến sử dụng nhiệt độ cao và mực in chuyên dụng (mực in chuyển nhiệt) để in hình ảnh lên giấy in chuyển nhiệt (giấy in nhiệt). Rồi sau đó ép nhiệt lên các vật liệu cần in như: áo thun, vải, gỗ, nhựa, thủy tinh, kim loại,...
Ưu điểm của in chuyển nhiệt
+ In hình ảnh, hoa văn, họa tiết có màu sắc phức tạp lên áo, vải,..và các vật liệu khác một cách dễ dàng.
+ Có thể in trên nhiều chất liệu, không bị phai màu, bong tróc khi giặt (ngay cả khi cho vào máy giặt)
+ Đặc biệt bạn có thể in bất kỳ vùng nào trên áo cũng được, giúp bạn linh động trong thiết kế (kể cả bạn có thể in riêng từng hình lên áo cũng được)
+ Không có gì là khó bởi nó in được cả những hình ảnh đa sắc, độ bền của hình in rất cao
+ Thích hợp với in số lượng ít (đáp ứng được với nhu cầu cửa hàng in số lượng ít trong ngày)
+ In đẹp trên những chất liệu vải thun lạnh, vải nỉ
+ Thao tác thực hiện đơn giản, in nhanh không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, nhân công
+ Vốn đầu tư ban đầu thấp
+ Không yêu cầu nhà xưởng lớn
Nhược điểm in chuyển nhiệt
Hình ảnh sẽ mờ không in tốt trên vải cotton (cotton 100%), cơ bản in chuyển nhiệt chỉ in tốt trên vải sợi Poly.
+ Chỉ in được trên vải màu sáng (trắng, hồng phấn, xanh da trời,...). Bởi nếu vải có màu khác màu trắng thì hình in sẽ bị nhiễm màu vải vào màu hình in dẫn đến sai lệch màu in
+ Bởi vì phải ép nhiệt lên nên sẽ bị hạn chế in chuyển nhiệt lên một số vải không có khả năng chịu nhiệt tốt.
+ Nếu bạn kéo áo giãn quá mức sẽ làm hình in bị bể mặt
+ Phù hợp in số lượng ít, in lâu với số lượng lớn
+ Giá thành in cao
Quy trình in chuyển nhiệt
Bước 1: Đưa giấy in vào khay máy in
Bước 2: Mở máy ép báo nhiệt độ ở 195 độ C, thời gian 45s
Bước 3: In hình ảnh thiết kế trực tiếp từ phần mềm core trên máy tính lên giấy in chuyển nhiệt. Cắt bỏ phần thừa xung quanh sao cho hình ảnh vừa vặn với kích thước
Bước 4: Sau đó đặt giấy chuyển nhiệt mặt hình ảnh úp lên áo (vải)
Bước 5: Sử dụng máy ép nhiệt ở nhiệt độ cao, dùng hơi nóng của máy ép nhiệt để chuyển hình in từ giấy sang áo.
Bước 6: Bước cuối cùng, để nguội và bạn có thể lột giấy in chuyển nhiệt ra khỏi áo.
Vậy là đã hoàn thiện xong sản phẩm với hình ảnh mong muốn trên áo.
II) PHƯƠNG PHÁP IN LƯỚI (IN LỤA)
In lưới (in lụa) là gì?
In lưới (in lụa) là kỹ thuật in thủ công , được dùng bởi một loại mực in thấm qua lớp lưới đã được tạo hình in theo yêu cầu trước bằng một loại keo chuyên dụng. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo cao hơn, lưới được dùng là loại vải lụa nên còn được gọi là in lụa.
Kỹ thuật in lưới hiện nay đang ngày phát triển bởi tính linh hoạt của nó. Có thể in đa dạng, đa năng, đa hình thể với nhiều các loại hiệu ứng mà các kỹ thuật in khác không thể làm được.
In lưới cũng chia ra nhiều hình thức in:
+ In mực nước: giá thành rẻ, hình ảnh sắc nét, phù hợp với vải trắng hoặc màu sáng.
+ In mực dẻo ( mực cao su): giá thành rẻ, hình in sắc nét, láng mịn, khó phai, phù hợp với vải màu đen hoặc màu sậm tối.
+ In hiệu ứng: in nổi 3D, in ép nhũ, in nhung, in phản quang…… những loại in này giá thành tương đối cao.
Ưu điểm của in lưới (in lụa)
+ Phù hợp vơi nhu cầu in số lượng lớn
+ In đươc nhiều sản phẩm in đa dạng
+ Chủ động được về màu sắc
+ màu sắc trung thực,hình ảnh rõ nét
+ Chất lượng in tốt
+ Có thể in được trên mõi màu áo và chất liệu vải
+ Màu in không bị lệch theo màu áo
+ Chi phí thấp khi in với số lượng lớn
Nhược điểm
+ Màu in giới hạn, chỉ in được hình đơn sắc
+ Mất nhiều thời gian chuẩn bị
+ Kĩ thuật in rườm rà, nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm phải có kĩ thuật chuyên sâu, khoa học, bài bản mới làm nghề được
+ Chỉ in được với số lượng lớn, in số lượng ít giá thành rất cao
+ Không in được ở những vùng trên áo đặc biệt hoặc các chi tiết đòi hỏi nghệ thuật cao
+Thời gian tạo khuôn và hình ảnh mất nhiều thời gian
+Với những họa tiết logo nổi độ bền ở mực kém đến trung bình
Quy trình in lưới (in lụa)
1. Thiết kế file ảnh
- Sử dụng phần mềm corel, photoshop,...để thiết kế hình ảnh
- In lưới thì thường người ta sẽ thiết kế đơn sắc nhưng ngày nay kỹ thuật cải tiến có thể in những hình ảnh chụp (in trame) tương đối sắc nét.
- Mỗi một màu chúng ta xuất thành 1 bản phim trong suốt khác nhau.
2. chuẩn bị khuôn in
- Chuẩn bị số khung in lụa ứng với số màu.
- Khung lưới được tráng kín dung dịch keo chuyên dụng ở phòng tối
- Khung sau khi được tráng keo sẽ mang đi sấy khô
- Khi khung đã khô ta tiến hành chụp bản in lụa
- Phim sẽ được chụp bằng đèn hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời
- Để sau 1 phút ta lấy khuôn ra và xịt nước khuôn in
- Đối với những phần bị che sáng bởi bản phim sẽ không bị bám keo vì vậy chúng ta dễ dàng rửa sạch bằng nước
- Cuối cùng nên sấy khô lại khung lụa thật kỹ một lần nữa
3. Thực hiện in trên sản phẩm
+ Trải căng phẳng và cố định vật liệu cần in
+ Đặt khuôn vào đúng vị trí cần in
+ Lúc này ta kéo mực in lụa xuống vật liệu cần in, lặp lại tương tự với các màu khác
+ Cuối cùng đưa vào sấy khô mực in
>>>>> Trên đây là tất tần tật về 2 phương phát in ấn đang được ưa chuộng nhất. Nhưng đối với những phương pháp này nó sẽ có những ưu điểm và nhượcđiểm riêng. Cần tìm ra phướng pháp tốt nhất để khắc phục được các nhược điểm mà 2 phương pháp này đang gặp phải.
Hôm nay công ty chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách loại giấy màng caosu 3G Jet Pro – USA in áo tối màu , áo vải cotton , vải sẫm màu.
Giải pháp khắc phục tốt nhất
Bạn đang có một số lượng lớn khách hàng cần in logo,hình ảnh, hoạt tiết lên áo thun màu đen hay chỉ là áo màu đậm. Bạn băn khoăn lựa chọn chất liệu in để in được hình ảnh đẹp, rõ ràng lên vải tối màu. Hiện nay, để in hình ảnh, họa tiết, logo lên áo màu đen, áo sẫm màu chúng tôi khuyên các bạn nên ưu tiên sử dụng giấy nhiệt 3G Jet Opaque. Đây là một giải pháp nhanh gọn, dễ dàng và cho hình ảnh đẹp, nổi bật lên áo tối màu.
Tạo sao chúng tôi lại khuyến khích khách hàng của mình nen sử dụng loại giấy in chuyển nhiệt 3G jet
+ Ưu điểm lớn nhất của giấy 3G Jet-Opaque là phù hợp để chuyển tất cả các loại hình ảnh lên bông hoặc vải polyester màu sáng hoặc tối (đặc biệt cho vải 100% cotton). Sản phẩm tương thích với hầu hết các loại máy in phun hoặc mực in chuyển nhiệt nên người dùng dễ dàng sử dụng.
+ In ép trực tiếp lên áo, vải mà không cần thực hiện quá nhiều thao tác.
+ Không bị giới hạn màu sắc in ấn
+ Tích hợp với hầu hết các loại máy in phun màu – in thuốc nhuộm, mực in chuyển nhiệt.
+ Hình ảnh sắc nét, không phai màu bởi tác động bên ngoài
+ Chất lượng in đẹp, độ bền màu và độ bám dính tốt
+ Màu sắc hình ảnh rõ nét, trung thực mà không có một công nghệ nào đạt tới
+ Sử dụng được cả cho số lượng lớn và số lượng ít
+ Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí và thời gian in ấn.
Cách sử dụng giấy in 3g jet – opaque
Bước 1: Thiết kế hình ảnh, logo,.. trên máy tính bằng phần mềm Corel Draw hoặc Adobe Illustrator, Photoshop. Và không cần đảo ngược hình (lưu ý tùy chỉnh kích thước sao cho phù hợp)
Bước 2: Đưa File hình ảnh đi in với máy in màu Epson và dùng mực pigment UV (Mực dầu), Giấy in áo 3g jet. Để in lên giấy
Bước 3: Cắt bỏ phần viền để giữ lại phần hình ảnh cần dùng hoặc cắt hình ảnh trên giấy 3g Jetpro bằng các loại máy bế decal (có thể sử dụng máy cắt để tiết kiệm thời gian và cho chi tiết đường viên đẹphơn)
Bước 4: Lột bỏ lớp giấy đế ở phía sau giấy in nhiệt đậm jetpro và bóc hình ảnh đặt lên vị trí cần in khi đã cắt xong phần hình ảnh chúng ta đặt lên sản phẩm muốn ép và ép qua máy ép ở nhiệt độ 150 –170*C trong 13s – 20s là chúng ta đã có thành
Bước 5: Mở máy ép nhiệt để chế độ nhiệt độ 195°C trong thời gian 15-20 giây cho máy nóng lên.
Bước 6: Đặt mặt phải giấy chuyển nhiệt lên trên áo thun cần in và căn chỉnh bề mặt in sao cho phù hợp không bị sai lệch.
Bước 7: Đẩy mâm ép xuống trong khoảng 30- 45 giây. Nhấc mâm ép lên là bạn đã hoàn thành xong sản phẩm
Sử dụng giấy in 3G jet Opaque sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để in hình ảnh lên áo tối màu, áo vải cotton, vải sẫm màu. Đây được xem là giải phát nhanh gọn, dễ dàng và giảm được chi phí đầu tư .Giờ đây quý khách có thể tự mình đánh giá xem giấy in 3G jet Opage có tốt không.Và tự đưa ra quyết định có nên đầu tư mua hay không!
>>>>>>>> Xem chi tiết sản phảm giấy in nhiệt 3g jet opaque đang được ứng dụng phổ biến trên thị trường tại đây.
Chúc quý khách tìm được sản phẩm phù hợp cho mình !
Mọi chi tiết xin liên hệ
Công ty TNHH Tâm An Phát Hà Nội
Add: Số 22A Ngõ 20, Đường Tả Thanh Oai – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 0247.779.8878
Email: tamanphathn@gmail.com
Website: https://tamanphat.vn - https://mayepnhiet.com.vn/ – http://tamanphat.com
Viết bình luận